Shopping Cart

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Hãy quay lại và chọn cho mình sản phẩm yêu thích bạn nhé


TIẾP TỤC MUA HÀNG

5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Chọn Phao Câu Đài

23/04/2021
Kinh nghiệm và Chia sẻ
  1. Phao phải chắc chắn

   Có nghĩa là chọn phao được làm bằng vật liệu tốt, bền, chống được mưa gió, ngâm lâu trong nước, tránh được sự ăn mòn và va đập. Chỉ có cách chọn phao theo cảm giác mỗi người...

5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Chọn Phao Câu Đài

  1. Phao phải chắc chắn

   Có nghĩa là chọn phao được làm bằng vật liệu tốt, bền, chống được mưa gió, ngâm lâu trong nước, tránh được sự ăn mòn và va đập. Chỉ có cách chọn phao theo cảm giác mỗi người.

Các cách để lựa chọn:

- Phao phải có trọng lượng vừa phải, phao nặng quá thì lụt, nhẹ quá thì nổi.

- Bẻ phao hơi cong để thử độ đàn hồi và xem phao có chắc chắn không.

- Dùng tay búng vào phao, nghe âm vang của phao để xem phao đó là đặc hay bọng, chọn phao vừa đặc vừa bọng.

- Bẻ cong chân phao để xem phao có chắc chắn không, chú ý là bẻ mạnh quá thì rất dễ gẫy phao.

  1. Phao có độ nhạy cao

Tiêu chí đánh giá gồm:

- Vật liệu làm phao nhẹ thì độ nổi lớn.

- Đọt phao nhỏ thì chất lượng tốt.

- Thân phao trôi truốt thì lực cản nước nhỏ.

- Kết cấu phao hợp lý có nghĩa là dưới nặng trên nhẹ.

  1. Không thấm nước và biến vị (sai số nấc phao)

   Là yếu tố quan trọng để chọn phao. Vì vậy, một là mua phao của hãng sản xuất danh tiếng và độ thẩm mỹ cao. Hai là trước khi sử dụng, ngâm phao trong nước một thời gian để thử độ biến vị, nếu số nấc phao có sai số từ 1 nấc trở lên thì phao đó không sử dụng được.

  1. Tải trọng (lực nổi) thích hợp

   Nhiều người cho rằng thân phao càng nhỏ thì càng nhạy là một sai lầm. Phao nhạy hay lụt là quyết định ở sự thích hợp và sài tốt. Hơn nữa, lực nổi của phao đã được giảm đến mức tối thiểu và được cân bằng khi chỉnh phao bằng cách tăng giảm trọng lượng chì. Lực nổi thặng dư chỉ còn tùy thuộc vào độ nổi của đọt phao và vật liệu làm đọt phao.

   Trong thực tế, nhiều người sử dụng phao rất lớn và chì có thể nặng vài lượng nhưng vẫn dính nhiều cá. Thật ra, người nào chỉ biết sử dụng phao nhỏ và chì nhỏ là độ nhạy cao thì sẽ nhận được kết quả ngược lại. Ví dụ như khi cá kéo phao thì nhạy, nhưng khi cá đưa phao thì không nhạy, khi có gió thì không nhạy, nước cạn thì nhạy, nước sâu thì không nhạy, mùa hè nhạy, mùa đông không nhạy. Cho nên, độ nổi của phao phải phù hợp, phải xem xét điểm câu, con người, cá, cự ly, khả năng quan sát, mà chọn phao thích hợp với tiêu chí là phao phải thích hợp và sử dụng tốt. 

  1. Phao thẳng và đứng vững

   Phao nhạy không có nghĩa là phao đứng vững vàng có nghĩa là phao chịu lực tác dụng không đồng đều, như thế sẽ làm cá hoảng sợ.

Vững vàng có nghĩa là đọt, thân và chân phao kết cấu hợp lý. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá là hành trình lên xuống của phao phải nằm trên 1 đường thẳng đứng. Có 2 cách để thử:

- Một là xoay phao và quan sát chuyển động của đầu phao, nếu không thấy rõ sự xoay tròn của đầu phao thì là phao tốt, nếu đường kính xoay tròn của đọt phao lớn hơn 2 mm thì phao đó không tốt.

- Hai là thử phao trong nước, chỉnh phao 4 – 5 nấc phao, sau đó dùng ngón tay nhấn cho phao chìm xuống nước, quan sát sự xoay tròn và hành trình của phao nếu phao chuyển động vững vàng và trở về vị trí cũ thì là phao tốt.

0.0           0 đánh giá
5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Chọn Phao Câu Đài

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng Hợp 5 Cần Tay Chính Hãng Benting Tốt Nhất Hiện Nay

Tổng Hợp 5 Cần Tay Chính Hãng Benting Tốt Nhất Hiện Nay

Xin chào các bác, hôm nay em sẽ giới thiệu tới các bác 5 mẫu cần tay chính...
Kinh Nghiệm Câu ISO Và Cách Lựa Chọn Đồ Câu

Kinh Nghiệm Câu ISO Và Cách Lựa Chọn Đồ Câu

ISO là một kỹ thuật câu rất phổ biến ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, lan rộng...
HƯỚNG DẪN CHỌN CẦN LỤC CHO NGƯỜI MỚI CHƠI

HƯỚNG DẪN CHỌN CẦN LỤC CHO NGƯỜI MỚI CHƠI

Với những người mới tập câu, thường sẽ câu không quá xa bờ, như vậy thì việc ném lưỡi câu...

Facebook